-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
11 điểm cần lưu ý cho người mới đạp xe thể thao
24/03/2021
Dù bạn mới chỉ là một thanh thiế niên hay là một người cao tuổi , đạp xe là một thú vui rất giá trị và lành mạnh để du lịch và mang lại nhiều trải nghiệm. Ngoài việc giữ cho bạn sức khỏe lâu dài, đạp xe còn giúp bạn có mộ trái tim khỏe mạnh, giúp sự lưu thông tuần hoàn máu cũng tốt hơn.
Đạp xe liên tục trong 1 giờ bạn có thể tiêu tốn 500 calo. Người đi xe đạp có thể có nhiều lựa chọn hơn với những dòng xe và cách chơi xe. Dưới đây Papilo xn tư vấn cho bạn cách đạp xe thể thao hiệu quả cao mà vẫn an toàn thoải mái.
1. Đội mũ bảo hiểm
Có rất nhiều trường hợp người đi xe đạp cũng như người đi xe máy, đều là những người tham gia giao thông và bị những chấn thương ở đầu do tai nạn mang lại, 75% tử vong là do chấn thương quá nặng ở đầu.
Sử dụng mũ bảo hiểm xe đạp đúng cách, cũng như đi xe máy, 90% bạn đã ngăn ngừa được sự tổn thương não không đáng có.
Vì vậy hãy chọn một chiếc mũ bảo hiểm được chứng nhận an toàn , rõ ràng, chắc chắn, vừa size, màu sắc tươi sáng và đội mũ đúng cách.
Xem thêm>> Mũ bảo hiểm xe đạp Giant
2. Chọn khung xe phù hợp với bạn
Để chọn ra kích thước khung xe phù hợp với cơ thể của bạn, tốt nhất nên ngồi lên yên xe, dang chân ra chống và không cần dùng đến chân chống hay hỗ trợ nào mà vẫn có thể đứng vững. Với xe đạp đường trường (Road bike) khoảng cách từ phần trên của sườn (top tube) với đùi từ 1-2inch. Với xe đạp leo núi (MTB), ít nhất là 2inch. Tay lái nên thấp hơn 1inch so với yên xe mà bạn ngồi. Bạn nên mua một chiếc xe đạp ở đại lý có uy tín, họ sẽ có chuyên môn giúp bạn tìm thấy những chiếc xe đạp thể thao đúng và phù hợp với mình.
Đọc thêm: 6 bước lựa chọn xe đạp thể thao phù hợp với từng người
3. Chọn yên xe phù hợp và sự cân chỉnh
Yên quá nhỏ sẽ gây khó chịu cho nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Yên quá mềm và êm ái lại gây cảm giác tê mông khi đi đường dài. Cấu tạo hông của mỗi người khác nhau, nên nhất định phải chọn một chiếc yên phù hợp với mình, điều này có thể mất thời gian nhưng bạn cũng nên lưu ý. Một vài kiểu yên thiết kế đặc biệt, có những lớp Gel chèn vào để giảm bớt áp lực và ma sát, cũng có thể là một miếng da động vật.
Vị trí mà bạn ngồi trên xe cũng không kém phần quan tọng, nếu duỗi qua thẳng chân hoặc chân quá cong, sẽ khiến bạn bị mỏi và không phát huy hết lực đạp xe. Điều này diễn ra lâu dài sẽ không tốt cho đầu gối. Cần điều chỉnh yên xe cáo thấp thích hợp,tư thế ngồi thoải mái nhất cho mình.
4. Bắt đầu từ từ:
Ban đầu bạn chỉ nên đạp nhẹ nhàng sau đó mới tăng dần tốc độ và cường độ. 30 đến 45 phút cho địa hình bằng phẳng, bạn cố gắng duy trì trong khoảng từ 3-4 tuần đầu tiên, mỗi tuần từ 3-4 lần. Dần dần, sau khi đã quen và tự tin, bạn có thể thay đổi địa hình gồ ghề hơn, đi xa hơn, nhanh hơn, đồng thời cũng là huấn luyện khả năng dẻo dai cũng bạn tốt hơn.
Đọc thêm: Xe đạp thể thao java carbon 451 - Siêu nhẹ, siêu bền, siêu nhanh
5. Chọn trang phục thoải mái
Nếu bạn đam mê đạp xe hoặc quay chân nhiều vòng, nên chọn một chiếc quần ngắn có kiểu dáng đẹp và chất liệu tốt để không bị nhăn cuốn lên hoặc quá bó sát gây khó chịu, có thể gây kích ứng da. Hãy chọn quần xe đạp chuyên dụng không có đường may ở đáy lót và đặc biệt là có miếng đệm để thoát mồ hôi, đồng thời hạn chế đau mông do ngồi quá lâu.
Chọn một đôi giầy phù hợp cũng là điều cần chú ý. Bạn cần phải mang loại giày đi xe đạp đặc biệt với miếng chêm gắn liền với bàn đạp khi sử dụng bàn đạp cho những chiếc Fixed Gear.
6. Đạp xe khi có đủ ánh sáng
Tức là tránh đạp xe vào ban đêm. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp tử vong xảy ra khi đi xe đạp trong khoảng thời gian từ 18h đến 21h tối. Nhưng nếu bạn không có thời gian ban ngày, buộc phải hành trình trong khoảng thời gian giới hạn thì hãy biết trang bị cho mình đầy đủ vật dụng cân thiết: áo sáng màu, phản quang, đèn tín hiệu chiếu sáng, ...
Xem thêm>>Phụ kiện xe đạp – Đèn pha siêu sáng Machfally (pin sạc)
7. Luôn tuân thủ tốt những luật lệ giao thông
Đi sát lề tay phải của đường đi, gần với khu vực của xe dừng và người đi bộ, luôn sử dụng tín hiệu bằng tay đúng lúc và tuân thủ tín hiệu giao thông. Bạn phải quan sát những tài xế điều khiển phương tiện giao thông khác. Muốn rẽ hay đi thẳng ở giao lộ, bạn luôn phải ra dấu bằng tay cho phương tiện khác biết.
Đừng đi song song hay bên cạnh những bạn đạp cùng xe khác, để giữ khoảng cách và tầm ngắm với những cửa xe ô tô mở bất chợt, ổ gà hay các nguy hiểm bất ngờ khác.
8. Kính chiếu hậu
Đối với tuyến đường tình trạng giao thông hỗn loạn, đông đúc, bạn nên trang bị một kính chiếu hậu cho xe đạp thể thao của mình và luôn luôn đội mũ bảo hiểm.
9. Hệ thống phanh/thắng thật tốt
Khi lái xe ngón tay của bạn phải luôn rà lên tay thắng. Với phanh gôm thì lực hãm khá an toàn, nhưng với thắng đĩa, bạn phải rà trước thắng của bánh sau rồi mới đến bánh trước để giữ an toàn. Khi bất ngờ thắng gấp ở tốc độ cao, thắng trước quá gấp, bạn sẽ bị lao lên phía trước, hất mình khỏi xe, như vậy bạn phải cố gắng ổn định vị trí ngồi và tay lái của mình trước những tình huống thế này.
10. Cảm nhận bánh răng đĩa, líp
Đạp xe ở mức đạp nặng chân và cường độ cao thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên đầu gối. Hãy cứ trả lip sao cho những báng răng ở mức lớn vừa phải, tức có nghĩa bạn cảm thấy nhẹ chân khi đạp, như vậy cũng góp phần làm cho sự vận động của bạn đều đặn và tốt hơn.
11. Thay đổi vị trí
Thay đổi vị trí tiếp xúc của tay bạn với ghi đông một cách thường xuyên. Giữ một tư thế tay cầm quá lâu, khiến bạn bị chuột rút. Cứ thư giãn, không gò quá khủy tay, làm sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất dù có phải thay đổi quá nhiều.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.