Nên hay không nên đạp xe thể dục trong thời kỳ mang thai?

Nguyễn Trung Kiên 24/03/2021

Đạp xe thể dục là một phương pháp luyện tập thể dục tương đối tốt. Xe đạp linh hoạt, thuận tiện, là một phương tiện khá tiện lợi hiện nay. Nhìn chung, những phụ nữ mang thai mạnh khỏe có thể đi xe đạp, xong cần chú ý một số điểm sau:

- Cần có kĩ thuật đi xe tốt, chú ý nhớ tuân thủ luật giao thông, không nên đạp xe quá lâu, không nên đạp xe thể dục ở những đoạn đường ghồ ghề, xóc nảy. Và không đạp xe thể dục khi thời tiết xấu (Mưa gió hoặc nắng nóng), đường trơn.

Nên hay không nên đạp xe thể dục trong thời kỳ mang thai?

- Yên xe không để quá cao. Tùy theo tầm vóc của từng người mà điều chỉnh yên xe cho phù hợp. Nếu để yên cao quá khi đạp xe thể dục, hai bàn chân sẽ không thể chạm tới hoàn toàn, như vậy khiến cho âm hộ và hai tay chịu áp lực lớn.Nhìn chung, nên điều chỉnh yên xe sao cho khi đạp hai chân chạm hoàn toàn vào một cách thoải mái, không bị trùng chân.

- Mũi yên xe không nên quá 20 độ. Yên phải mềm, có tính đàn hồi, tốt nhất là bằng bông mềm.

Nên hay không nên đạp xe thể dục trong thời kỳ mang thai?

- Ghi đông của xe không nên quá thấp, nên ngang bằng với yên xe, như vậy khi đạp xe thể dục mới thoải mái.

- Tư thế đạp xe thể dục, nắm ghi đông nhẹ nhàng, hai khuỷu chân hơi công, người hơi ngả về phía trước, ngồi ngắm thoải mái.

Đọc thêm: Xe đạp gấp nữ Diamant Nhật Bản

- Không nên đi xe đạp nam. Xe thiết kế cho nữ không có khung phía trước, xe tương đối thấp, lên xuống dễ dàng, không phải gác chân cao, tương đối an toàn. Trong trường hợp khẩn cấp có thể chống chân dễ dàng. Xe đạp cho nữ ngắn có thể bù đắp những thiếu hụt của phụ nữ mang thai như cánh tay ngắn, cơ lực kém, bởi vậy có lợi cho việc tập trung sử dụng lực của cánh tay, chống đỡ cơ thể.

Nên hay không nên đạp xe thể dục trong thời kỳ mang thai?

- 3 tháng đầu mang thai, chức năng cuống rốn chưa hoàn thiện dễ bị sảy thai, do vậy trong thời gian này tránh đi xe đạp.

Các hệ thống trong cơ thể phụ nữ mang thai đều có biến đổi tương ứng, trong đó hệ thống sinh sản biến đổi nhiều nhất, dung tích tử cung vào cuối thai kì có thể tăng lên gần 1000 lần, trọng lượng lúc đầu khoảng 50g tăng tới 1200g. Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng của một số hormon, dây chằng xương chậu dãn ra, các khớp xương cùng và tổ hợp xương mu cũng dãn ra, tử cung to ra, trọng lượng cơ thể hướng về phía trước, độ cong của lưng cũng tăng. Vì những biến đổi như vậy, phụ nữ mang thai không nên đi xe đạp vào giai đoạn cuối thai kì để tránh xảy ra chuyện ngoài ý muốn như gãy xương, đẻ non, cuống rốn bong sớm.

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN