-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của các dòng xe đạp thể thao
22/03/2021
Với sự phát triển không ngừng của xe máy và ô tô thì xe đạp không còn là phương tiện đi lại chính như trước kia nữa. Thế nhưng không vì thế mà con người không quan tâm đến chiếc xe đạp. Xe đạp ngày nay được sử dụng với mục đích luyện tập thể thao, chính bởi thế nên những chiếc xe đạp thể thao được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn.
Xe đạp thể thao là phương tiện thể thao không chỉ được yêu thích bởi người Việt Nam mà phương tiện này còn được sử dụng phổ biến ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, một quốc gia chú trọng về sức khỏe con người. Xe đạp thể thao có nhiều loại với nhiều chức năng khác nhau, bài này sẽ giúp cho quý anh chị hiểu hơn về dòng xe này trước khi đưa ra quyết định mua xe đạp thể thao.
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của các dòng xe đạp thể thao
Xe thể thao có thể được phân loại theo chức năng sử dụng, theo cấu trúc khung xe hoặc theo chất liệu để làm khung xe.
Phân theo chức năng sử dụng thì xe đạp thể thao bao gồm xe đạp đua, xe đạp địa hình, xe đạp đô thị, xe đạp biểu diễn,...
Nếu phân theo cấu trúc khung xe thì có thể chia làm hai loại là khung thẳng và khung gấp
Nếu chia theo chất liệu làm khung thì xe đạp thể thao bao gồm xe đạp hợp kim nhôm, hợp kim thép, xe đạp titan, xe đạp carbon.
Khi mua xe đạp thể thao, hình thức phân loại chủ yếu được sử dụng sẽ là phân theo chức năng sử dụng, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý anh chị những ưu điểm và nhược điểm của các loại xe đạp thể thao để quý anh chị có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất khi mua xe.
1. Xe đua
Loại xe đua có trọng lượng nhẹ, được thiết kế để đi trên đường trải nhựa bằng phẳng. Ghi đông được uống thành 2 bậc, phuộc trước bằng carbon tổng hợp, không có giảm sóc trước hoặc sau. Lốp và vỏ mỏng, ít có gai so với các dòng xe khác để giảm trọng lượng tới mức tối thiểu và giảm tiếp xúc với mặt đường. Khung xe được thiết kế tạo tư thế khí động học khi ngồi để giảm ma sát, đạt tốc độ cao.
Ưu điểm: Có lợi thế về mặt tốc độ khi chạy trên địa hình bằng phẳng.
Nhược điểm: bám đường kém nên khi đi dưới trời mưa dễ bị trơn trượt và không có bộ phận chắn bùn. Lốp và vỏ xe tương đối mỏng nên dễ bị xì khi gặp chướng ngại vật. Bộ khung được thiết kế thanh mảnh không thích hợp khi đi trên đường xấu.
2. Xe đạp leo núi
Dòng xe đạp leo núi có trọng tải nặng, bánh xe to có đường kính khoảng 650 - 700c, có nhiều gai, thích hợp để đi trên địa hình gồ ghề như đường dốc, đổ đèo hay đường rừng,... Khung xe được thiết kế to, có phuộc trước và sau, một số loại có lắp giảm xóc ở phần giữa xe, ghi đông được thiết kế thẳng, dù tốc độ và sự linh hoạt trên phố không bằng xe đua nhưng xe đạp leo núi có thể chạy trên mọi địa hình.
Ưu điểm:
- Độ ma sát với mặt đường lớn nên chạy tốt trên các địa hình gồ ghề và dốc.
- Lốp xe dày nên hạn chế được việc xịt lốp giữa đường
- Ghi đông thẳng nên người điều khiển có thể ngồi thẳng lưng khi lái xe
Nhược điểm:
- Trọng lượng xe tương đối năng
- Bánh to nên tốc độ chậm và tốn sức đạp
- Cần phải lắp thêm viền chắn bùn phía trước khi trời mưa.
3. Xe đạp thực dụng
Chiếc xe đạp thực dụng này được thiết kế để có thể mang vác được hành lí cho chuyến du lịch xa nên trọng tải của xe không quá nặng, thường có khung sườn dài và vững chắc hơn so với xe đua. Được thiết kế từ vật liệu chắc chắn và êm, giúp tăng khả năng chịu tải. Vành xe rắn chắc, lốp xe vùa hoặc nhỏ, ít có gai. Loại xe này thích hợp tập thể dục, đi làm hoặc đi phượt.
Ưu điểm:
- Khoảng cách tâm 2 bánh trước và bánh sau lớn giúp người ngồi thoải mái và khoảng cách từ pedal đến túi đồ ở sau không bị vướng chân khi đạp xe.
- Có cấu tao giúp người đi không tốn sức, thiết kế nhiều vị trí để lắp thêm phụ kiện.
Nhược điểm:
- Kiểu dáng cổ điển, không bắt mắt là điểm yếu duy nhất của dòng xe này.
4. Xe đạp thành phố
Xe đạp thành phố là dòng xe đạp có thiết kế đang năng nên sử dụng được cả nội thành và ngoại thành. Khung xe thiết kế thanh mảnh, lốp êm, được trang bị giảm xóc trước.
Ưu điểm:
- Trọng lượng xe nhẹ
- Dễ dàng xử lý
- Có thể vượt qua được các chặng đường gồ ghề nhưng vẫn đạt được tốc độ cần thiết.
- Góc cổ hẹp, tuy tăng tốc kém hơn xe đua nhưng lại dễ điều khiển và rẽ ngoặt.
- Tay lái thẳng giúp tạo thế ngồi thẳng hơn và có viền chắn bùn.
Nhược điểm:
- Dù thiết kế tối ưu nhưng xe đạp thành phố chưa phải là lựa chọn thích hợp để leo núi hoặc chinh phục được các địa hình khó khăn.
5. Xe đạp gấp
Đây là dòng xe đạp thể thao thu hút được cả những quý ông thành đạt chạy xe hơi. Dòng xe đạp gấp này được thiết kế theo cơ chế thông minh và đơn giản, xe đạp gấp chính hãng có tính năng sử dụng linh hoạt, gọn nhẹ, có thể gấp gọn gàng tiết kiệm không gian cất giữ.
Ưu điểm:
- Tay lái linh hoạt thích hợp cho mọi đối tượng
- Yên xe có thể điều chỉnh độ cao
- Khung xe thiết kế chắc chắn, bộ phanh an toàn
- Có thể gấp gọn tiết kiệm không gian
- Thích hợp cho cả địa hình xấu hay đường bằng thành phố.
Nhược điểm:
- Giá thành tương đối cao
Với 5 dòng xe đạp thể thao trên, quý anh chị có thể chọn cho mình dòng xe thích hợp nhất. Nếu muốn một chiếc xe đạp đa năng nhất thì xe đạp gấp chính là phương tiện phù hợp cho quý anh chị.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.